9 cách đặt tên shop online, tên doanh nghiệp hay và thu hút

9 cách đặt tên shop online, tên doanh nghiệp hay và thu hút

Đăng bởi locbaoluu - 16/03/2018

Tham khảo các dịch vụ thiết kế website, dịch vụ SEO, lập trình web-app, cắt HTMLlập trình di động

Cái tên đóng vai trò không nhỏ trong trong kinh doanh ở thời buổi cạnh tranh gay gắt hiện nay. Một cái tên độc đáo, ý nghĩa sẽ rất hấp dẫn đối với khách hàng. Với kinh nghiệm làm việc với nhiều đối tác, công ty thiết kế website Mona Media sẽ gợi ý 9 cách đặt tên shop online cũng như các doanh nghiệp hay và thu hút để bạn tham khảo và áp dụng.

1. Tên gắn liền với mặt hàng sản phẩm

Đây là phương pháp đặt tên cửa hàng rất phổ biến. Tên gắn liền với sản phẩm đang kinh doanh giúp khách hàng nhanh chóng nhận biết mặt hành kinh doanh của bạn. Điều này tạo ấn tượng trong đầu khách hàng, khiến họ nhớ đến bạn khi muốn mua loại sản phẩm bạn đang bán.

Một vài shop sử dụng tên sản phẩm trong tên của mình như: Pizza Hut, KingBBQ, hay Rư Cosmestics, .v.v...

Đối với một số lĩnh vực, bạn có thể dùng tên lĩnh vực thay thế cho sản phẩm. Ví dụ như: VTC Telecom (telecom: ngành viễn thông), May Beauty (beauty: mặt hàng mỹ phẩm, chăm sóc sắc đẹp), .v.v…

2. Tên gắn với địa điểm

Có nhiều website bán hàng online có một cửa hàng thực ở ngoài đời để tiện cho việc nhập hàng, xem hàng và bán sản phẩm. Nếu như shop online của bạn có 1 cửa hàng vật lý thì bạn có thể đặt tên shop theo địa chỉ nhà của cửa hàng.

Đặt tên shop online theo địa điểm
Dùng tên địa điểm để thêm vào tên shop là lựa chọn thường thấy

Đặt tên theo số nhà giúp khách hàng dễ dàng nhớ đến cửa hàng của bạn, vì nó gắn liền với một địa chỉ cụ thể. Các chữ số cũng giúp tên shop dễ nhớ hơn, cũng như có thể phân biệt được với các shop khác nếu trùng tên.

Muốn sử dụng địa chỉ nhà trong tên cửa hàng, trước tiên phải xem số nhà có độc đáo, ấn tượng hay không. Nên ưu tiên các số nhà như số lặp (99, 88), số gánh (101, 232) hoặc các số đẹp theo phong thủy (39, 79). Tuy nhiên, không nên áp dụng cách này nếu như địa chỉ chỉ có 1 chữ số vì như vậy thường phát âm sẽ không vần, không trôi.

Nếu số nhà không quá ấn tượng, bạn có thể sử dụng tên đường hoặc tên thành phố. Cả 2 cách đều giúp khách hàng dễ nhận diện và dễ nhớ đến shop hơn. Ví dụ như: Bánh Mì Sài Gòn, Gốm Bát Tràng...

Nếu bạn có ý định kinh doanh một đặc sản vùng miền, bạn có thể thêm địa danh đó vào tên shop online. Hoặc đơn giản hơn là bạn chỉ cần sử dụng tên xuất sứ của sản phẩm. Những cái tên như vậy có tính thu hút và hấp dẫn cao hơn. Và đôi khi chúng còn giúp tăng uy tín của cửa hàng nữa.

Những ví dụ điển hình cho tên gắn liền với địa danh như: Bún nước lèo Sóc Trăng, Bún Bò Huế, Đồng Tâm Long An, .v.v...

3. Tên gắn với đặc điểm shop

Tương tự, nếu cửa hàng ngoài đời của shop online có những đặc điểm thú vị thì bạn có thể đưa chúng vào tên shop.

Đưa đặc điểm của cửa hàng vào trong tên sẽ tạo một sự ấn tượng lớn đối với khách hàng. Nghe qua những cái tên như: cà phê Cây Mận, chè hé... là chúng ta có thể hình dung được đặc điểm của những quán đó. Hình ảnh shop hiện rõ hơn trong đầu, tức là ấn tượng và sự chú ý đến chúng cũng nhiều hơn.

Bạn có thể sử dụng những đặc điểm tự nhiên trong cửa hàng như cây cối hay hoa lá đặc biệt nào đó. Những vật này có thể có trước và sau khi xây dựng cửa hàng. Hoặc bạn cũng có thể thiết kế cửa hàng sao cho có được những nét độc đáo để đặt tên. Ví dụ như: quán Ghế Ghỗ, cà phê Cabin, quán Gáo Dừa...

4. Tên gợi sự liên tưởng

Đây là cách đặt tên shop online, tên doanh nghiệp khá công phu và có phần nghệ thuật. Bởi vì sử dụng những từ ngữ liên tưởng sẽ khiến cái tên trở nên đặc biệt hơn, nổi bật hơn. Khách hàng sẽ thấy thú vị hơn khi tìm ra được sự liên hệ thấp thoáng, tinh tế giữa cửa hàng và cái tên của nó. Khách hàng sẽ có ấn tượng sâu sắc hơn và cảm thấy sự thú vị mỗi khi nhắc tới cửa hàng.

Một số ví dụ: Sheis ("she" nghĩa là cô ấy - khiến người nghe liên tưởng đến các mặt hàng dành cho phụ nữ), Forget me Not (nghĩa là "đừng quên tôi nhé", làm ta nghĩ tới tiệm quà lưu niệm)

5. Tên viết tắt

Viết tắt tên shop cũng là một cách đặt tên hay cho các chủ cửa hàng, doanh nghiệp. Tên viết tắt thường súc tích, dễ đọc và dễ nhớ. Điều thú vị là khi chúng ta có thể biết được cái tên đó là viết tắt của những chữ gì.

Đặt tên shop online sử dụng chữ viết tắt
PNJ là viết tắt của Phu Nhuan Jewelry

Có 2 loại tên viết tắt: viết tắt toàn bộ các chữ cái đầu và viết tắt một phần. Loại đầu tiên phù hợp với những cái tên gốc được viết bằng tiếng Anh bởi có thể dễ dàng đoán được những chữ viết tắt bắt đầu cho từ gì.

Ví dụ như: HSBC (The Hongkong and Shanghai Banking Corporation), PNJ (Phu Nhuan Jewelry), CGV (Culture - Great - Vital)...

Loại thứ hai là tên viết tắt một phần, thường được gắn với các tiền tố thông dụng. Những cái tên thường gặp thuộc loại này là: Vinamilk, Vincom, Vinaphone...

6. Tên theo tên chủ, người sáng lập

Đặt tên theo chủ cửa hàng, người sáng lập công ty là cũng một phương pháp thông dụng. Bạn sẽ không phải đắn đo quá nhiều cho tên shop, bạn chỉ cần dùng tên của bạn, hoặc thêm cả tên của người đồng sáng lập. Nếu bạn điều hành một công ty gia đình thì có thể kết hợp với tên của vợ hoặc chồng của bạn.

Cách đặt tên shop này không có yêu cầu gì đặc biệt, nhưng tất nhiên là nếu sự kết hợp của tên bạn với tên vợ/chồng/đồng sáng lập có thể nổi bật - ý nghĩa đặc biệt, vần điệu vui tai - thì sẽ cho kết quả tốt nhất.

7. Tên sử dụng tính từ

Rất nhiều doanh nghiệp, cửa hàng đặt tên bằng cách sử dụng tính từ. Điều này giúp cái tên mang một tính chất, ý nghĩa nào đó nhằm làm nổi bật và để lại ấn tượng lâu dài trong lòng khách hàng.

Thông thường, tính từ được dùng sẽ mang ý nghĩa cầu chúc, hướng tới thành công. Ví dụ như: Hòa Phát, Thắng Lợi

Ngoài ra, một số tính từ khác có thể tạo sự liên tưởng đến cửa hàng hay lĩnh vực kinh doanh. Ví dụ như: quán ăn Ghiền, quán cơm Ô Ngon...

8. Tên ngoại ngữ

Một cách khác để đặt tên cửa hàng chính là sử dụng tên tiếng nước ngoài, thường là một danh từ riêng, không có nghĩa. Những cái tên tiếng Anh này tạo ra một thương hiệu riêng, không đụng hàng, không dễ nhầm lẫn. Trên thế giới có rất nhiều thương hiệu như vậy: Chanel, Converse... Ở Việt Nam, ta cũng có thể bắt gặp các cửa hàng như: shop giày dép Mochardo, cà phê Milano...

Đặt tên shop online bằng ngôn ngữ nước ngoài
Shop Mochardo sử dụng tên nước ngoài

Bạn có thể sử dụng bất cứ danh từ nào, tuy nhiên, nên ưu tiên các từ ngắn gọn, có những âm tiết dễ đọc, nhất là đối với người Việt. Nếu khách hàng không thể đọc được hoặc có quá nhiều cách đọc khác nhau cho tên shop sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đến cửa hàng.

9. Tên theo đối tượng

Đây là cách đặt tên không quá phổ biến, nhưng lại rất hiệu quả nếu như việc kinh doanh của bạn nhắm tới một nhóm đối tượng nhất định. Ví dụ như: shop Con Cưng, shop Mẹ Bầu, .v.v…

Lời kết

Trên đây là 9 cách đặt tên cho cửa hàng, doanh nghiệp hay và hiệu quả dành cho bạn tham khảo. Tuy nhiên bạn phải nhớ rằng những cách này không phải là duy nhất.

Bạn có thể kết hợp nhiều cách lại với nhau để cho ra một cái tên shop thật ấn tượng và thu hút. Cũng đừng quên rằng dù bạn áp dụng cách nào thì hãy chú ý vào các vần điều của từ ngữ, cách phát âm càng thú vị thì càng dễ gây ấn tượng với khách hàng. Nếu bạn là người thích phong thủy, có thể dựa trên các luật phong thủy để tránh đặt tên shop bắt đầu bằng những chữ cái không hợp mệnh.

PMS

Theo dõi tiến độ dự án

app-image

Quý khách vui lòng đăng nhập vào hệ thống quản lý dự án để theo dõi tiến độ.

Tài khoản đã được Mona Media cung cấp cho quý khách qua hệ thống SMS tự động. Nếu cần hỗ trợ thêm xin vui lòng gọi 1900 636 648