Alibaba trở lại danh sách đen “chợ lừa đảo có tiếng” của Mỹ

Alibaba trở lại danh sách đen “chợ lừa đảo có tiếng” của Mỹ

Alibaba trở lại danh sách đen “chợ lừa đảo có tiếng” của Mỹ

Đăng bởi Mon - 28/12/2016

Tham khảo các dịch vụ thiết kế website, dịch vụ SEO, lập trình web-app, cắt HTMLlập trình di động

Trong tuần này, USTR (văn phòng đại diện thương mại Hoa Kỳ) đã đưa ra danh sách đen thường niên những cái tên được gọi chung là “chợ”, nơi tràn lan các loại hàng giả, hàng lậu, trong đó có sự xuất hiện của Alibaba.

Nhiều trung tâm mua sắm và các trang web được liệt kê trong báo cáo “Special 301” đều là những cái tên đã được dự đoán trước, như: Bắc Kinh Silk Market, St. Petersburg trên mạng xã hội VK.com, hay The Pirate Bay (được thành lập bởi một nhóm chống ăn cắp bản quyền đầu tiên).

Trong đó có cả một cái tên mới gây nhiều tranh cãi, Taobao (một kênh thương mại điện tử khổng lồ thuộc sở hữu của tập đoàn Alibaba).

Hôm nay, Giám đốc điều hành tập đoàn Alibaba Daniel Zhang đã phản pháo lại văn phòng chính phủ Mỹ, về quyết định của USTR khi liệt kê Taobao là một “khu mua bán lừa đảo có tiếng” như là để gia tăng bảo hộ của Mỹ.

Tổng thống mới đắc cử Donald Trump đã khởi động một chiến dịch bảo hộ. Ông này thường xuyên chống lại hiệp định tự do thương mại, hình thức gia công ngoài, và các khía cạnh khác của thương mại toàn cầu mà ông cho rằng đã giết chết số lượng lớn công ăn việc làm ở Mỹ.

Chợ Alibaba
Alibaba xuất hiện trong danh sách đen các chợ hàng lậu đáng nguy hiểm

Giám đốc điều hành Alibaba Group cũng gửi một email cảnh báo tới tất cả các nhân viên và công bố trên internet như sau:

“… Chủ nghĩa bảo hộ là dù có mặt trên toàn thế giới và có ảnh hưởng mấy đi chăng nữa thì nó cũng không phải định hướng thị trường nên đưa vào hoạt động. Vì chúng ta đẩy nhanh tốc độ toàn cầu hóa, một số các quốc gia khác nhất định sẽ triển khai tất cả các cách để ngăn chặn họ “dính” vào cuộc chiến này…

Chúng ta cam kết bảo luật vệ sở hữu trí tuệ, nhưng sẽ không bị bắt nạt bởi những người khai thác vấn đề này để làm lợi cho họ.”

USTR công bố danh sách Special 301 mỗi năm, một phần là để cảnh báo người tiêu dùng không mua phải hàng nhái, hoặc các app lậu và nội dung thường xuyên mang theo các phần mềm độc hại.

Nhưng báo cáo đồng thời cũng tạo áp lực cho các công ty, và chính phủ, phải thực thi các quy định sở hữu trí tuệ quốc tế, giúp các doanh nghiệp Mỹ cạnh tranh công bằng trên thị trường toàn cầu.

AlibabaTaobao đã vắng mặt trong danh sách được bốn năm. Tuy vậy họ đã đụng độ với Pháp, Mỹ và các thương hiệu hàng xa xỉ khác hồi đầu năm nay.

Vào mùa xuân năm 2016, công ty này đã bị từ chối trở thành thành viên đặc biệt của Liên minh chống hàng giả quốc tế, sau những phản đối từ người trong ngành công nghiệp thời trang và các công ty IP.

Theo báo cáo riêng của Alibaba cho nhà đầu tư, ứng dụng di động Taobao có 150 triệu người sử dụng hàng ngày, và 20 triệu review sản phẩm được post hàng ngày. Trong tất cả các hoạt động kinh doanh của mình, Alibaba đã bán 500 tỷ $ giá trị hàng hóa trong năm 2015, bởi 10 triệu người bán hàng đang sử dụng nền tảng của họ.

Trong tuyên bố công khai vào thứ năm vừa qua, ông Zhang kể lại những nỗ lực của công ty đã thực hiện để ngăn chặn cướp biển và hàng giả. Ví dụ, app đã sử dụng hệ thống phân tích dữ liệu lớn để phát hiện và ngăn chặn người bán có hoạt động xấu, và làm việc một cách chặt chẽ bằng việc thực thi pháp luật để đóng cửa nhà máy và trừng phạt các trường hợp bán hàng giả.

Tập đoàn Alibaba cũng tuyên bố đã loại bỏ số lượng liên kết nhiều gấp 16 lần số lượng thương hiệu mà họ có, hoặc các IP đã được báo cáo là vi phạm quyền sở hữu trí tuệ trong năm nay. Cũng có thể vì các trang web của Alibaba không dễ gửi khiếu nại về hành vi xâm phạm.

Trong báo cáo của mình, USTR đặc biệt nhấn mạnh rằng tập đoàn Alibaba có thể cải thiện vấn đề này bằng cách:

“Đơn giản hóa các quy trình cho các chủ sở hữu được đăng ký và thao tác; gỡ bỏ các thủ tục rườm rà; và giảm thiểu thời gian và ban hành các hình phạt đối với người bán hàng giả.”

Bên cạnh đó Taobao, 21 platform kỹ thuật số và 12 trung tâm vật lý khác đã được dán nhãn “chợ lừa đảo khét tiếng” của USTR, nơi bán tất cả các mặt hàng từ âm nhạc vi phạm bản quyền, video, trò chơi và phần mềm đến phần cứng giả và hàng xa xỉ phẩm .

Báo cáo này cũng chỉ ra một xu hướng đang nổi lên xung quanh hành vi trộm cắp tài sản trí tuệ được gọi là “đạo nhái” (stream ripping) gây rắc rối cho ngành công nghiệp âm nhạc. Cụ thể, một trang web cho phép người dùng chuyển đổi một bản nhạc hoặc tập tin trực tuyến đã được cấp phép khác thành một bản sao không được cấp phép để tải và chia sẻ sang các kênh khác.

Các trang web đầu tiên trong danh sách có hành vi phạm tội này chính là Youtube-mp3.org, có trụ sở tại Đức nhưng lại phổ biến với người dùng ở Thổ Nhĩ Kỳ và Mexico. Báo cáo của USTR cũng đưa ra thông số Youtube-mp3.org có 4,8 tỷ lượt ghé thăm trong năm 2016.

Related news items

PMS

Theo dõi tiến độ dự án

app-image

Quý khách vui lòng đăng nhập vào hệ thống quản lý dự án để theo dõi tiến độ.

Tài khoản đã được Mona Media cung cấp cho quý khách qua hệ thống SMS tự động. Nếu cần hỗ trợ thêm xin vui lòng gọi 1900 636 648